Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: Kết nối – Sẻ chia và Lan tỏa
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: Đổi mới tư duy - Tạo dựng vị thế - Bảo vệ sự sống
Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo
Hội Chữ thập đỏ - Vì mọi người, ở mọi nơi
​Quyền lợi của người hiến máu tình nguyện

 Hỏi: Tôi đang là công nhân và có ý định đi hiến máu tình nguyện, xin hỏi người hiến máu tình nguyện sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

Trả lời: 


Quyền lợi của người hiến máu tình nguyện

-​   Điều 12 Thông tư số 26/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu quy định về quyền lợi của người hiến máu như sau:

1. Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.

2. Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.

3. Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khoẻ, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư này.

4. Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu theo quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.

 

- Theo Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 05/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2018/TT-BYT quy định về mức chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền như sau:

a) Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:  - Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;  - Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng; - Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng. 

b) Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau: 

- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng; 

- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng; 

- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng. 

c) Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu. 

đ) Hướng dẫn chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, người hiến máu tình nguyện được hưởng các quyền lợi theo các quy định đã trích dẫn ở trên.

-         Bên cạnh đó, người hiến máu tình nguyện được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh, Thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.​


–     Tất cả mọi người từ 18 – 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.

–     Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới.

-      Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BYT; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu.

–      Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.

Lưu ý: Mỗi đơn vị máu đều phải có hồ sơ, trong đó có các thông tin về người hiến máu. Theo quy định,  đây là một thủ tục cần thiết trong quy trình hiến máu để đảm bảo tính xác thực thông tin về người hiến máu.

 BBT


hienmauchuadang.jpg
2019-hienmau-04-2952019.jpg


Hiến máu tình nguyện




 

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Bà ĐỖ THỊ PHƯỚC THIỆN - ​Chủ tịch Hội
Địa chỉ: Số 03 đường Hoàng Minh Châu - Phường Hòa Bình - TP. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.942.068 - Fax: 02513.843.682 - Email: hctd@dongnai.gov.vn​​ hoặc ctddongnai1976@gmail.com​